Hướng dẫn 5 bước thiết kế áo thun đồng phục nhân viên
May đồng phục cho nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự chuyên nghiệp và uy tín, đồng thời quảng bá hình ảnh thương hiệu. Áo thun là mẫu đồng phục thường được chọn lựa nhất bởi rất dễ mặc, không kén dáng người, phù hợp cho cả nam và nữ. Trong bài viết sau đây, Đồng phục Quang Minh sẽ hướng dẫn bạn 5 bước thiết kế và may áo thun đồng phục cho doanh nghiệp.
Bài viết liên quan:
- Cách mix áo đồng phục cho những cô nàng công sở điệu đà
- Bỏ túi những bí kíp chọn lựa xưởng may đồng phục cực ưng ý
Có 5 bước bạn nên tham khảo khi thiết kế áo thun đồng phục
1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế đồng phục nhân viên
Trước khi lên kế hoạch may đồng phục cho nhân viên trong công ty, bạn cần xác định mục tiêu chính của việc may đồng phục này là gì. Đồng phục được sử dụng hằng ngày hay đồng phục được sử dụng trong các sự kiện quan trọng.
Ngoài ra, khi may áo thun đồng phục cho nhân viên công ty, bạn đừng quên tham khảo ý kiến của họ - cũng là những người sẽ mặc chúng. Bạn có thể tạo ra các bảng khảo sát để hỏi xem nhân viên thích mẫu áo ra sao (có cổ hay không có cổ, màu sáng hay màu tối, logo được gắn ở vị trí nào,…). Hãy để nhân viên thật sự yêu thích mẫu áo đồng phục và vui vẻ mặc thay vì miễn cưỡng!
Áo đồng phục cần tạo cho nhân viên sự yêu thích khi mặc
Ngoài ra, đồng phục cũng là “bộ mặt” của doanh nghiệp. Do đó, khi may áo thun để làm đồng phục, bạn nên đứng dưới lập trường, quan điểm của khách hàng, đối tác của mình để xem liệu mẫu đồng phục mà bạn muốn may có được mọi người yêu thích hay không.
Một yếu tố cần quan tâm nữa khi lên mẫu thiết kế đồng phục chính là cân nhắc đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh ở ngành nghề gì? Ví dụ, nếu doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, nhân viên cần ở ngoài nhiều, bạn có thể thiết kế các mẫu áo đồng phục dài tay để nhân viên che nắng tốt hơn.
Các quy định về nhận diện thương hiệu như màu áo phải nhạt hơn màu logo của thương hiệu cũng là một vấn đề bạn cần cân nhắc khi may áo thun đồng phục cho doanh nghiệp.
2. Nghiên cứu ý tưởng
Nếu bạn muốn may các loại áo thun đồng phục doanh nghiệp nhưng chưa biết phải làm như thế nào thì lời khuyên là hãy bắt đầu từ việc nghiên cứu ý tưởng. Sau khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mẫu thiết kế, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu và tham khảo các ý tưởng may áo thun đồng phục đang phổ biến trên thị trường hiện nay.
Để xác định được ý tưởng ban đầu, bạn có thể vẽ mindmap (bản đồ tư duy) cho mẫu áo của mình. Ví dụ, may áo thun đồng phục cần có các yếu tố như cổ áo - tay áo - màu sắc áo. Ở mỗi phần, bạn có thể sơ khai hình dung các chi tiết nhỏ hơn như tay áo dài hay ngắn, có logo trên tay áo hay không.
Hơn nữa, bạn có thể tìm kiếm các mẫu áo thun đồng phục minh họa từ các doanh nghiệp, tập đoàn cùng ngành để học tập các ưu điểm trong việc thiết kế đồng phục cho nhân viên của họ. Song song, có thể dễ dàng nhận thấy một số nhược điểm có thể tránh.
Tìm kiếm các mẫu áo thun đồng phục đang thịnh hành giúp doanh nghiệp dễ dàng định hướng thiết kế của mình
3. Phác họa ý tưởng
Sau khi đã định hình được mẫu may áo thun đồng phục cơ bản, doanh nghiệp có thể trao đổi với xưởng may để bắt đầu cụ thể hóa các ý tưởng của mình. Hai yếu tố quan trọng cần được làm rõ lúc này chính là hoạ tiết và màu sắc trên áo.
Về họa tiết, doanh nghiệp nên xác định muốn may mẫu áo trơn hay có họa tiết, họa tiết phủ khắp áo hay chỉ ở một góc nhỏ trên áo… Nếu lấy các hoạ tiết có sẵn, bạn chỉ cần gửi file ảnh cho bên xưởng may là được. Nếu muốn đồng phục có tính độc nhất, hãy yêu cầu đội ngũ thiết kế của xưởng may áo thun đồng phục thiết kế cho mình các họa tiết đúng với yêu cầu của doanh nghiệp.
Sau đó, đừng quên trao đổi và xác định màu đồng phục. Một số màu đang được yêu thích hiện nay như đỏ đô, xanh đen, xanh rêu, vàng mơ… cũng rất đáng được cân nhắc đấy!
Chọn màu áo là một bước quan trọng để có mẫu áo đồng phục đẹp
4. Chọn chất liệu
Một trong những yếu tố quan trọng để quyết định tính ứng dụng của mẫu áo đồng phục chính là chất liệu vải. Vải có thấm mồ hôi hay không, có co giãn tốt hay không, vải có đủ độ mềm mại hay không,… là những điều doanh nghiệp cần quan tâm.
Trước khi may áo thun đồng phục, bạn có thể tham khảo một số loại vải thường xuyên được dùng để may áo thun như:
- Vải cotton 100%: Loại vải được làm từ sợi bông và các chất hóa học. Vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao, nhanh khô khi giặt.
- Vải PE: Là loại vải được tổng hợp từ hai nguyên tố: acid và rượu công nghiệp. Vải PE có khả năng chống thấm, chống cháy cao, phù hợp với doanh nghiệp làm việc trong các xưởng, lò chế tác ở nhiệt độ cao.
- Vải lycra: Loại vải thun này có chứa thành phần làm từ cotton (hoặc poly) và sợi nhân tạo Spandex. Do đó, vải có khả năng co giãn cao, chất vải mềm mịn.
5. Đặt may thử
Sau khi đã cơ bản hoàn thành ý tưởng cho một mẫu áo đồng phục, hãy liên hệ các xưởng may áo thun đồng phục TPHCM hoặc ở tại khu vực gần doanh nghiệp của bạn để được tư vấn và đặt may thử.
Mẫu may thử sẽ giúp bạn có thể xác định áo có cần chỉnh sửa, thay đổi chi tiết gì về mặt thiết kế hay không, có cần đổi chất liệu vải hay không,… Ngoài ra, việc đặt may thử một vài chiếc áo đầu tiên cũng giúp bạn đánh giá được chất lượng của xưởng may.
Xưởng may Quang Minh có đội ngũ chuyên nghiệp, có thể may đồng phục ở số lượng lớn
Trên đây là các bí quyết để may mẫu áo thun đồng phục cho doanh nghiệp. Với những hướng dẫn trên, doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết kế được mẫu áo thật chuyên nghiệp. Và nếu bạn đang cần tìm xưởng may uy tín, đừng ngần ngại liên hệ ngay với May mặc Quang Minh - xưởng may chuyên may áo thun đồng phục TPHCM - để được tư vấn chi tiết hơn nhé.