Cách phân biệt và lựa chọn vải thun khi may áo thun đồng phục

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 1161 | Cật nhập: 10/6/2020 3:35:21 PM | RSS

Khi đặt may áo thun theo yêu cầu để làm đồng phục doanh nghiệp, đồng phục nhóm…, việc chọn loại vải thun phù hợp là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Mỗi loại vải sẽ có ưu - nhược điểm riêng dẫn đến chất lượng cũng ít nhiều thay đổi.

May mặc Quang Minh sẽ bật mí cách phân biệt và lựa chọn vải thun để giúp bạn có thể may áo thun đồng phục chất lượng nhất!

Bài viết liên quan:

Vải may áo thun đồng phục cần chọn theo nhiều tiêu chí khác nhau

Vải may áo thun đồng phục cần chọn theo nhiều tiêu chí khác nhau

1. Các loại vải thun phổ biến hiện nay

Có rất nhiều loại vải thun khác nhau khiến nhiều người cảm thấy bối rối khi phải phân biệt giữa các loại. Hơn nữa, việc đa dạng các loại vải áo cũng dẫn đến tình huống nhiều người đặt may áo không biết loại vải nào phù hợp. Một số loại vải thun phổ biến được dùng để may áo có thể kể đến như:

Vải cotton 100%

Các xưởng nhận đặt may áo thun theo yêu cầu cho biết, vải thun cotton 100% là chất liệu vải thường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Vải thun cotton 100% là loại vải được làm từ chính các sợi bông tự nhiên. Ưu điểm của chất liệu vải này chính là sự mềm mại của vải, khiến người dùng không thấy khó chịu khi vải cọ xát vào da. Ngoài ra, thun cotton 100% thường được dùng để may áo thun đồng phục bởi loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi vô cùng tốt.

Có thể nói, trong các loại vải cotton thì vải thun cotton 100% là loại vải có thành phần bông cotton nhiều nhất. Cũng chính vì thế, giá thành của loại vải này thường cao hơn so với các chất liệu vải khác trên thị trường.

Vải thun 65/35

Bên cạnh cotton 100% thì vải thun cotton 65/35 cũng được lựa chọn nhiều khi may áo thun đồng phục. Loại vải thun cotton 4 chiều này được làm từ xơ cotton và xơ PE theo tỷ lệ 65 - 35.

Tuy không quá êm ái và mềm mại như vải thun cotton 100% nhưng nhìn chung, vải thun cotton 65/35 vẫn có độ êm vừa phải, độ co giãn tốt. Ngoài ra, cũng như vải cotton, vải thun 65/35 vẫn có khả năng thấm hút mồ hôi, giúp người dùng cảm thấy thoáng mát hơn khi mặc.

Do tính chất có kết hợp với xơ PE nhân tạo nên giá thành của vải thun 65/35 thường thấp hơn, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

Vải thun PE

Một loại vải khác cũng được sử dụng để may áo thun đồng phục chính là vải thun PE - loại vải được làm từ 100% sợi Polyester. Loại vải này thường có độ co dãn và tính thấm hút mồ hôi kém hơn so với vải thun cotton 100% và vải thun 65/35.

Tuy nhiên, ưu điểm lớn của vải thun PE chính là có giá thành rẻ. Các nhóm học sinh sinh viên thường dùng vải này để đặt may áo thun theo yêu cầu khi làm áo nhóm cho mình.

Vải thun PE có giá thành thấp, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khác nhau

Vải thun PE có giá thành thấp, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khác nhau

2. Những phương pháp phân biệt các loại vải thun

Để may đồng phục, việc phân biệt các loại vải thun vô cùng quan trọng. Xác định đúng loại vải không chỉ đảm bảo chất lượng áo mà còn giúp bạn tránh trường hợp các xưởng may không uy tín, dùng vải sai cam kết.

Do đó, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp phân biệt các loại vải đặt may áo thun như:

Nhìn trực quan

Nhìn trực quan là phương pháp nhanh chóng nhất để có thể xác định được các loại vải. Tuy nhiên, chỉ những người có kinh nghiệm lâu năm mới có thể áp dụng phương pháp này. Những người mới, ít tiếp xúc với các loại vải thường khó để phân biệt chính xác các loại vải với nhau.

Bạn có thể áp dụng mẹo sau:

  • Vải thun cotton: Mặt vải có độ xù lông nhẹ, không sáng bóng. Tuy nhiên, vải thun cotton 100% mịn hơn vải 65/35.
  • Vải thun PE: Bề mặt vải có độ bóng, láng, không bị xù lông. Ngoài ra, các sợi vải được xếp song song đều nhau.

Bằng phương pháp nhìn trực quan, có thể phân biệt một số loại vải

Bằng phương pháp nhìn trực quan, có thể phân biệt một số loại vải

Kiểm tra bằng tay

Khi đặt may áo thun theo yêu cầu để làm đồng phục, trong lúc giao nhận áo, bạn có thể dùng tay kiểm tra để xem xưởng may có sử dụng đúng loại vải như thỏa thuận hay không.

  • Vải thun cotton: Vải có độ mát và mềm mại. Nếu tác động lực mạnh lên vải, vải sẽ bị nhăn nhiều. Hơn nữa, bạn sẽ thấy vải có độ co giãn cao.
  • Vải thun PE: Loại vải này ít nhăn hơn vải thun cotton. Độ co giãn cũng kém hơn. Ngoài ra, vải không có cảm giác mát tay như vải thun cotton.

Với những ai ít kinh nghiệm, bạn có thể trực tiếp sờ vải bằng tay để cảm nhận độ mềm mại của vải

Với những ai ít kinh nghiệm, bạn có thể trực tiếp sờ vải bằng tay để cảm nhận độ mềm mại của vải

Đốt vải

Để chọn vải may áo thun cao cấp làm đồng phục, một bí quyết giúp bạn thử kiểm tra chất lượng vải chính là đối vải. Cách này thường được áp dụng trong trường hợp các loại vải khó phân biệt với nhau.

  • Vải thun cotton: Đốt cháy nhanh, có mùi như giấy cháy. Vải đốt ra tro vụn, có thể tan khi vò bằng tay.
  • Vải thun PE: Cháy yếu, dễ tắt khi đưa ra khỏi ngọn lửa. Vải đốt xong không có tro, có mùi thơm như hành tây.

Đốt vải - một thủ thuật nhằm phân biệt các loại vải có tính chất khác nhau

Đốt vải - một thủ thuật nhằm phân biệt các loại vải có tính chất khác nhau

Làm ướt vải

Một biện pháp khác cũng thường được áp dụng để phân biệt vải cũng như kiểm tra chất lượng vải khi đặt may áo thun theo yêu cầu để làm đồng phục chính là làm ướt vải.

Với phương pháp này, bạn có thể kiểm tra xem tính háo nước của vải như thế nào bằng cách làm ướt vải. Như vậy, vải cotton 100% từ sợi bông tự nhiên sẽ thấm nước nhanh nhất, tiếp đến là vải thun 65/35 và cuối cùng là vải thun PE nhân tạo.

Làm ướt vải giúp kiểm tra độ thấm hút của từng loại vải khác nhau

Làm ướt vải giúp kiểm tra độ thấm hút của từng loại vải khác nhau

Với những chia sẻ từ May mặc Quang Minh, hy vọng có thể giúp bạn chọn và phân biệt được loại vải may áo thun đồng phục phù hợp với mục đích, tiêu chí của mình. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật các thông tin may mặc bổ ích bạn nhé!